Hoàng thái hậu Liễu_Kính_Ngôn

Đến mùa xuân năm 582, Tuyên Đế lâm bệnh. Thái tử Trần Thúc Bảo cùng các hoàng đệ là Thủy Hưng vương Trần Thúc Lăng (陳叔陵) và Trường Sa vương Trần Thúc Kiên (陳叔堅) đã đến cạnh phụ hoàng. Tuy nhiên, Trần Thúc Lăng là người tham vọng và có mưu đồ trở thành hoàng đế. Khi Trần Tuyên Đế băng hà, trong lúc Trần Thúc Bảo than khóc trước linh cữu của phụ thân, Trần Thúc Lăng đã rút ra một con dao sắc nhọn và đâm vào cổ Trần Thúc Bảo. Thúc Bảo bị thương trí mạng, ngất trên sàn. Hoàng hậu Liễu Kính Ngôn đã cố ngăn Trần Thúc Lăng, song cũng bị đâm vài phát trọng thương. Tuy nhiên, nhũ mẫu Ngô thị đã ôm chặt Trần Thúc Lăng, Trần Thúc Bảo thừa cơ bò dậy trốn đi. Trần Thúc Lăng đã trốn thoát và huy động tư binh, xá miễn cho tù phạm để dùng làm binh, tiến hành đảo chính quân sự cùng đường huynh Tân An vương Trần Bá Cố (陳伯固, nhi tử của Văn Đế). Liễu hoàng hậu, trong khi bản thân mình cũng bị thương và mất kiểm soát tình hình. Cấm vệ quân sau đó đã đánh bại Thúc Lãng và Bá Cố. Cả hai đã bị xứ tử. Các nhi tử của Trần Thúc Lăng đều bị buộc phải tự sát, còn các nhi tử của Trần Bá Cố bị giáng làm thứ dân.[10]

Ba ngày sau nỗ lực chính biến, Trần Thúc Bảo đăng cơ trong khi vẫn còn bị thương nặng. Ông tôn Liễu hoàng hậu làm hoàng thái hậu,

Ban đầu, Trần Thúc Bảo vẫn đang quá trình hồi phục sau chấn thương, Liễu thái hậu nhiếp chính với sự hỗ trợ của Trần Thúc Kiên. Sau khi Trần Thúc Bảo hồi phục, Liễu thái hậu trao trả lại quyền lực cho ông.[4][10]

Năm 589, nhà Tùy tiêu diệt nhà Trần. Liễu Kính Ngôn cùng cả hoàng tộc Trần áp giải đến Trường An. Sau đó bà sống tại phía đông thành Lạc Dương. Bà qua đời năm 616 và được an táng tại Lạc Dương chứ không phải với Tuyên Đế.[4]